Những sai lầm nhà tuyển dụng hay mắc

Đừng từ chối ai đó chỉ vì họ quá khác thường và có thể thách thức các thành viên khác trong nhóm.
1
Không lập bản mô tả công việc rõ ràng

Không có một bản mô tả công việc rõ ràng là một trong những lỗi dễ mắc của nhà . Nhà cần đưa ra những tiêu chí cụ thể cho công việc như: Nhiệm vụ chính của công việc này là gì? Ứng viên cần các kỹ năng và kinh nghiệm tối thiểu như thế nào? Trước hết, hãy viết ra đầy đủ các yêu cầu này rồi sau đó mới bổ sung thêm các thông tin khác. Tuy nhiên cũng có không ít nhà lập ra một list dài ngoằng những yêu cầu khó đáp ứng khiến nhiều ứng viên không khỏi băn khoăn. Đừng ngại nhờ sếp hay đồng nghiệp kiểm tra lại nội dung phần mô tả công việc một cách rõ ràng.

2
Đưa ra hình mẫu ứng viên lý tưởng

Một số nhà tuyển dụng thường tự đưa ra hình mẫu ứng viên lý tưởng mà loại thẳng tay những người không thuộc hình mẫu đó. Kết quả là họ bỏ qua những ứng viên sáng giá, tuyển nhầm nhân viên có năng lực yếu kém. Bất cứ ứng viên nào đáp ứng được những yêu cầu về bằng cấp, kinh nghiệm hay trình độ đều nên được xem xét nghiêm túc bất kể tuổi tác, giới tính hay ngoại hình của họ.

3
Lựa chọn ứng viên mình thích nhất thay vì phù hợp nhất

Nhà tuyển dụng có xu hướng đánh giá cao những ứng viên có điểm chung hay khiến họ thấy thích thú. Tâm lý thiên vị rất khó tránh, tuy nhiên bạn có một cuộc nói chuyện thú vị với ứng viên nào đó trong buổi phỏng vấn không có nghĩa là họ sẽ làm việc tốt. Đừng quá dựa vào cảm giác và ấn tượng về ngoại hình ban đầu mà vội vàng đưa ra kết luận.

4
Xu hướng lựa chọn ứng viên “có thể hòa hợp với nhóm”

Đây là một tiêu chí thường được các nhà tuyển dụng xem xét đến khi lựa chọn hoặc từ chối các ứng viên. Tuy nhiên nó lại là một thước đo không hiệu quả. Nếu cứ tuyển dụng theo cách này, có thể bạn sẽ thu về kết quả là một nhóm làm việc na ná nhau và đi theo lối mòn. Bạn nên có xu hướng tuyển dụng một nhóm đa dạng về kỹ năng cũng như ngoại hình. Đừng từ chối ai đó chỉ vì họ quá khác thường và có thể thách thức các thành viên khác trong nhóm.

5
Không cho ứng viên đặt câu hỏi

Đừng dừng cuộc phỏng vấn bằng những câu hỏi của bạn. Hãy để cho ứng viên được đặt câu hỏi, thông qua đó bạn có thể đánh giá họ và xem họ có thể thể hiện được điều gì qua những câu hỏi đó.

Related posts:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *