Những mẹo tạo hứng khởi để nhân viên phát triển

Điều này sẽ tạo ra động lực thúc đẩy nhân viên góp sức chủ động giải quyết các vấn đề chung.
1
Lắng nghe tích cực

Muốn nhân viên phát huy hết điểm mạnh của mình, đầu tiên hãy hiểu họ. Hãy đặt mình ở vị trí của người đối diện khi bắt đầu cuộc trò chuyện, nhân viên sẽ được khuyến khích để chia sẻ những điều họ đang nghĩ, những giải pháp họ ấp ủ. Khi bắt đầu cuộc trò chuyện với tinh thần tập trung chú tâm lắng nghe sẽ giúp người đối diện cảm thấy thoải mái hơn và dễ dàng bộc lộ được những cảm xúc cũng như ý kiến của mình.

2
Tập trung vào giải pháp

Thường thì trong cuộc trò chuyện, những vấn đề liên quan đến những khó khăn, nguồn lực hỗ trợ là chủ đề thường thấy giữa sếp và nhân viên. Thay vì ngắt lời nhân viên bạn hãy dành ít phút thừa nhận những hạn chế này nhưng sau đó hãy khuyến khích họ suy nghĩ về những giải pháp phù hợp. Bạn có thể khéo léo đưa ra những câu hỏi như: những nguồn lực chúng ta vừa đề cập đến có tác động cụ thể thế nào trong quá trình xử lý công việc?, với điều kiện này, giải pháp thay thế tối ưu của chúng ta là gì?, Ban quản lý nên làm gì để mọi người có thể làm việc hiệu quả mà tiết kiệm thời gian hơn?, có các kỹ năng hoặc các mối quan hệ mà chúng ta có thể vận dụng để giải quyết vấn đề không?

3
Đặt những câu hỏi mở

Trong cuộc trò chuyện với nhân viên, hãy đặt nhiều câu hỏi đế giúp họ tư duy, đưa ra những ý tưởng mới cũng như ý kiến cá nhân. Những câu hỏi mở trong trường hợp này có vai trò như công cụ để bạn giúp nhân viên dần tìm ra những mục tiêu và thách thức thông qua câu trả lời của chính họ. Nhân viên của bạn sẽ có cảm giác là một phần của tập thể. Điều này sẽ tạo ra động lực thúc đẩy nhân viên góp sức chủ động giải quyết các vấn đề chung.

4
Tạo và duy trì sự hỗ trợ sau trò chuyện

Bước tiếp theo sau cuộc trò chuyện là bạn cần đảm bảo cung cấp đủ không gian và nguồn lực để cố gắng tạo điều kiện cho nhân viên thực hiện giải pháp đó. Khi bạn theo sát và hỗ trợ kế hoạch phát triển của một nhân viên, dần dần các nhân viên còn lại cũng được khuyến khích để trình bày ý tưởng với bạn. Điều này sẽ giúp năng suất lao động được nâng cao. Đây là một quy trình mang đến lợi ích cho cả các cá nhân lẫn tập thể. Đồng hành cùng với nó bạn cũng cần liên tục theo dõi quá trình thực hiện của nhân viên để đưa ra những lời khuyên khi cần thiết. Điều này rất quan trọng để xây dựng lòng tin với nhân viên của mình.

5
Xây dựng trách nhiệm giải trình

Giả sử, nhân viên của bạn đề xuất một kế hoạch để có thể phát triển khả năng của bản thân. Ngoài những thông tin cần trình bày chi tiết như chi phí, thời gian lẫn thời hạn tiến hành kế hoạch, bạn cũng cần yêu cầu nhân viên báo cáo những kết quả đạt được trong suốt tiến trình họ thực hiện kế hoạch đó. Bên cạnh việc cam kết hỗ trợ, bạn cũng cần thảo luận với nhân viên về cách thức và lộ trình báo cáo tiến độ phù hợp nhằm gia tăng tính trách nhiệm của mỗi cá nhân.

Related posts:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *